Bệnh cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính

Bệnh cúm A/H5N1 là bệnh truyền nhiễm cấp tính đặc biệt nguy hiểm, do virus cúm tuýp A, chủng H5N1, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra.
Các triệu chứng cúm A/H5N1 ở người
Người bệnh nhiễm vi rút cúm A/H5N1 thường có giai đoạn ủ bệnh từ 2-8 ngày, có thể kéo dài tới 17 ngày.Các dấu hiệu ban đầu thường là sốt cao trên 38 độ kèm các biểu hiện khác giống cúm thông thường như ho, đau họng, đau đầu, mệt mỏi...Một số trường hợp có thể bị tiêu chảy, nôn, đau bụng, chảy máu cam và lợi.

Sau đó là các triệu chứng của viêm đường hô hấp dưới như khó thở, đau ngực. Ở nhiều người biểu hiện của viêm đường hô hấp dưới có thể xuất hiện từ giai đoạn sớm. Khó thở tiến triển rất nhanh, trường hợp nặng gây suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy đa phủ tạng kèm rối loạn ý thức, có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Đường lây bệnh cúm A/H5N1 ở người
Bệnh cúm A/H5N1 có nguồn gốc từ các loài gia cầm như gà, gà tây, ngan, ngỗng, vịt, chim cút, đà điểu hay chim cảnh, chim hoang dã... Vi rút cúm A/H5N1 có nhiều trong chất bài tiết như dịch mũi họng, phân của gia cầm bị bệnh.
Bệnh cúm A/H5N1 lây từ gia cầm sang người do người có tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc cận kề với gia cầm nhiễm bệnh, gia cầm chết hoặc các vật bị nhiễm phân, dịch tiết...của gia cầm bị bệnh trong quá trình nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến, ăn tiết canh, ăn thịt gia cầm bệnh chưa nấu chín.
Các biện pháp phòng bệnh cúm A/H5N1 ở người
Vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân, tắm rửa, thay quần áo hàng ngày. Tạo thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn; trước và sau khi chế biến, giết mổ gia cầm; trước và sau khi tiếp xúc với gia cầm hoặc vào khu vực chăn nuôi gia cầm; trước và sau khi đi vệ sinh.
- Không sử dụng thịt và các sản phẩm từ gia cầm, thủy cầm mắc bệnh. Chỉ ăn thịt, sản phẩm gia cầm, thủy cầm có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch. Nấu chín kỹ mới ăn (thịt không còn màu hồng, trứng không còn lòng đào...).
- Tuyệt đối không ăn tiết canh.
- Sử dụng dao, thớt riêng để chế biến thịt sống, chín. Bảo quản thức ăn sống, chín riêng biệt.
* Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
- Hạn chế tiếp xúc với gia cầm, thủy cầm mắc bệnh.
 - Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
- Khi cần thiết tiếp xúc với người bệnh, gia cầm, thủy cầm mắc bệnh phải đeo khẩu trang y tế, đeo kính, mũ, mặc quần áo bảo hộ, ủng, găng tay. Rửa tay bằng xà phòng hoặc sát khuẩn trước và sau khi tiếp xúc.
- Đặc biệt những người mắc bệnh mạn tính, trẻ em là những người có nguy cơ mắc cúm cao, không nên tiếp xúc với nguồn bệnh.
- Khu vực chăn nuôi, chuồng trại nên làm cách xa nhà, nên quây nhốt gia cầm, không nên nuôi thả và để gia cầm vào nhà, vào bếp.
Tăng cường sức đề kháng để phòng bệnh:thực hiện ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý.
Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay trong phác đồ điều trị cúm A dùng thuốc đặc trị cúm Tamiflu 75mg
Thuốc Tamiflu với hoạt chất Oseltamivir được khám phá bởi các nhà khoa học tại Gilead bằng cách sử dụng chất dẫn đường là acid shikimic, một chất có nhiều trong đại hồi (bát giác hồi hương) – một loại dược liệu phổ biến ở Trung Quốc. Năm 2006, 30% nguồn cung acid shikimic là từ E.coli theo phương pháp tái tổ hợp. Gilead đã cấp bằng sáng chế độc quyền cho Roche (Thụy Sĩ) năm 1996.
Năm 1999, oseltamivir phosphate đã được FDA phê duyệt cho điều trị cúm ở người trưởng thành. Tháng 6/2002, EMA phê duyệt oseltamivir phosphate cho dự phòng và điều trị cúm. Năm 2003, một phân tích tổng hợp từ 10 thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã kết luận rằng oseltamivir làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp dưới dẫn đến sử dụng kháng sinh và nhập viện ở người trưởng thành.
Oseltamivir (Tamiflu) đã được sử dụng rộng rãi trong các dịch cúm gia cầm H5N1 ở Đông Nam Á năm 2005. Chính phủ Vương quốc Anh, Canada, Hoa Kỳ và Úc đã dự trữ một lượng lớn oseltamivir để đề phòng dịch bệnh lớn có thể xảy ra. Tháng 11/2005, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã yêu cầu Quốc hội tài trợ 1 tỷ USD cho việc sản xuất và dự trữ oseltamivir, sau khi Quốc hội đã phê duyệt 1.8 tỷ USD cho việc sử dụng thuốc trong quân đội.
Năm 2006, một nhận xét của Cochrane đã gây tranh cãi khi đưa ra kết luận không nên sử dụng oseltamivir trong bệnh cúm mùa thông thường vì hiệu quả điều trị thấp.
Vào 12/2008, một công ty dược Ấn Độ tên là Cipla đã thắng một vụ kiện mà từ đó cho phép công ty sản xuất một phiên bản rẻ hơn của Tamiflu, đó gọi là Antiflu. Tháng 5/2009, Cipla đã nhận được sự chấp thuận của WHO xác nhận rằng thuốc Antiflu có hiệu quả tương đương Tamiflu và Antiflu được đưa vào danh sách các thuốc được sơ tuyển của WHO.
Tại Việt Nam thuốc tamiflu 75mg hiện nay là thuốc thông dụng được bác sĩ dùng trong điều trị cúm H5N1. Khi có nhu cầu tìm mua thuốc chính hãng giá gốc Hãy liên hệ đặt mua trên shop thuốc tây đặc trị. Chúng tôi luôn có sẵn hàng chính hãng bán giá bình ổn.
Xem thêm:


Add Comment

Nhận xét