Những nguy cơ và nguyên nhân viêm loét dạ dày

 Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh loét dạ dày tátràng. Nắm được các yếu tố nguy cơ sau đây có thể giúp chúng ta thay đổi lối sống, thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để phòng và điều trị bệnh được hiệu quả hơn.



             Di truyền: loét tá tràng có tính chất di truyền, tần suất cao ở một số gia đình và đồng thời xảy ra ở cả 2 anh (chị) em sinh đôi cùng trứng hơn là khác trứng.

             Yếu tố tâm lí (stress): Những người hay bị căng thẳng, lo lắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh loét dạ dày tá tràng, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết acid trong dạ dày. Căng thẳng thần kinh, sang chấn tâm lí, tình cảm cũng ảnh hưởng đến kết quả điều trị loét dạ dày tá tràng.

             Yếu tố tiết thực (liên quan đến thói quen, tập tục ăn uống vùng miền): Không loại trừ loét phân bố theo địa dư là có sự đóng góp của thói quen ăn uống. (Bắc Ấn ăn nhiều lúa mì loét dạ dày tá tràng ít hơn Miền Nam ăn toàn gạo).

             Hút thuốc lá và uống rượu bia (các đồ uống có cồn khác): trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe của con người, trong đó đặc biệt là chất nicotine. Chất nicotine sẽ gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ loét dạ dày. Thuốc lá còn làm chậm sự lành sẹo và gây đề kháng với điều trị.

             Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ: ăn uống không đúng giờ, đúng bữa, hay bỏ bữa nhất là bữa sáng, ăn quá khuya, thức khuya, lười vận động…

             Thói quen ăn uống: thích ăn các món chua, cay, nóng, lạnh, cứng, khó tiêu…

Nguyên nhân dẫn đến loét dạ dày tá tràng

Có nhiều nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng, nhưng trên thực tế lâm sàng, thường thấy có những nguyên nhân sau:

             Loét do Helicobacter pylori (Hp): là nguyên nhân chủ yếu gây loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày cấp và mạn, ung thư dạ dày.

             Thường xuyên sử dụng các loại thuốc kháng sinh kháng viêm, giảm đau: Đây là nguyên nhân thứ hai sau nhiễm Helicobacter pylori. Việc sử dụng lâu dài thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau ở người lớn tuổi, làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin, là chất có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày bị sụt giảm, gây loét dạ dày- tá tràng.

Nhận xét