Điều trị viêm tụy cấp như thế nào

Viêm tụy cấp là bệnh không mấy phổ biến do vậy ít người biết về căn bệnh này. Tuy nhiên bệnh viêm tụy cấp cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh để ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu một số thông tin cơ bản cũng như cách điều trị bệnh viêm tụy cấp để quý độc giả nắm rõ

Viêm tụy cấp là gì?



Viêm tụy cấp là một bệnh lý đường tiêu hóa, là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phải nhập viện cấp cứu hàng đầu. Bệnh điều trị khá phức tạp và có tỉ lệ tử vong cao nếu chuyển biến nặng

Các triệu chứng của viêm tụy cấp là gì

Triệu chứng điển hình thường gặp của viêm tụy là:

          Đau bụng trên, đau dữ dội, đau lan ra sau lưng.

          Sốt

          Mạch nhanh

          Buồn nôn/ nôn mửa

          Chướng bụng, tức bụng

          Ăn uống kém, cảm giác ăn không tiêu và khó chịu

 Điều trị viêm tụy cấp như thế nào

Với viêm tụy cấp nhẹ, được điều trị sớm và đúng thì tỉ lệ khỏi bệnh hoàn toàn khá cao, tỉ lệ biến chứng và tử vong khoảng 1%. Viêm tụy nặng, việc điều trị phức tạp hơn, tỉ lệ tử vong cao, khoảng 10-15%. Nhưng nếu viêm tụy cấp nhiễm trùng, thì tỉ lệ tử vong lên đến 35%. Do đó việc đánh giá mức độ viêm tụy là rất quan trọng trong lựa chọn phác đồ điều trị để tránh các biến chứng nặng hơn.

Những loại thuốc dùng trong điều trị viêm tụy cấp:

Thuốc giảm đau: Xử trí viêm tụy cấp đầu tiên là cần dùng thuốc giảm đau, bù dịch, chống sốc cho bệnh nhân.

Các thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc kháng viêm không steroid, giảm đau nhóm opioids, thậm chí cả thuốc giảm đau tác dụng lên thần kinh trung ương có thể được chỉ định. Tùy từng tình trạng đau của bệnh nhân sẽ có chỉ định thuốc giảm đau cụ thể.

Theo đó, bệnh viêm tụy cấp thường gây ra những cơn đau dữ dội. Do đó giảm đau hiệu quả cần phải sử dụng opioid tĩnh mạch như hydromorphone hoặc fentanyl.

- Chống nôn: Đối với người bệnh buồn nôn và nôn cần dùng thuốc chống nôn.

- Dung dịch truyền tĩnh mạch để điều chỉnh các rối loạn nước, các chất điện giải thăng bằng kiềm toan, chú ý điều chỉnh ion calci, magnesium. Truyền dịch được thực hiện trong 24 giờ đầu tiên. Sau đó tùy mức độ nặng và bệnh lý kèm theo sẽ có chỉ định truyền tiếp hay không. Trong thời gian truyền dịch, bệnh nhân cần được theo dõi sát lượng nước tiểu, nồng độ urea máu, dung tích hồng cầu... để xác định chính xác lượng dịch truyền cần thiết.

- Thuốc giảm tiết tuyến tụy: Các thuốc chống tiết dịch vị như ức chế thụ thể kháng histamin H2, thuốc ức chế bơm proton... có tác dụng gián tiếp giảm tiết tuyến tụy.

Thuốc kháng sinh: Trường hợp viêm tụy cấp có dấu hiệu nhiễm trùng, bệnh nhân cần được điều trị bằng kháng sinh để ngăn chặn nhiễm trùng lan rộng. Tuy nhiên chỉ định kháng sinh phải sau khi chắc chắn về bằng chứng nhiễm trùng.

- Chế độ ăn: Là biện pháp rất quan trọng hỗ trợ điều trị viêm tụy cấp. Bệnh nhân cần nhịn ăn sau khi được xác định là viêm tụy cấp và phải nhập viện. Khi tình trạng đau bụng, buồn nôn, nôn được cải thiện, có thể ăn lại một cách từ từ sau 24-72h với thức ăn lỏng, mềm, ít cặn, ít chất béo…

Trường hợp viêm tụy nặng hoặc không ăn được qua đường miệng, người bệnh có thể được cho ăn bằng ống thông mũi - dạ dày, hoặc nuôi ăn tĩnh mạch. Tuy nhiên, do đặt thông mũi - dạ dày khiến bệnh nhân rất khó chịu và dễ nhiễm trùng, do đó nên sớm cho bệnh nhân ăn qua đường miệng trở lại.

- Điều trị các biến chứng: Trong đó điều trị dự phòng sốc nhiễm độc bằng truyền dịch, thuốc vận mạch dobutamin, thuốc cường giao cảm Nor-Epinephrin; điều trị biến chứng suy hô hấp; lọc thận nếu bị suy thận; thuốc heparin điều trị rối loạn đông máu…

Khi các biện pháp điều trị tích cực trên mà thất bại, bệnh vẫn tiến triển có biến chứng xuất huyết nội tụy, viêm phúc mạc, áp xe tuỵ… thì cần có chỉ định ngoại khoa.

 Trên đây là một số thông tin cơ bản về bệnh viêm tụy, nắm rõ thông tin để có thể kịp thời nhận biết được tình trạng bệnh nhằm giúp thăm khám và điều trị kịp thời

 Xem thêm:

Kiểm soát huyết áp không dùng thuốc như thế nào?

Tìm hiểu một số tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch

Điều trị tăng huyết áp chuyên sâu ngăn ngừa đột quỵ

Nhận xét