Giảm biến chứng tim mạch do tiểu đường cần làm gì

 

Ngoài nỗi ám ảnh đường huyết tăng cao thì người bệnh tiểu đường cũng thường trực mối lo biến chứng tim mạch. Hôm nay thuoctaydactri.com sẽ giới thiệu 3 nguyên tắc vào để ngăn ngừa biến chứng tim mạch do bệnh tiểu đường



Biến cố tim mạch (đột quỵ, nhồi máu cơ tim) là nguyên nhân đứng sau 80% số ca tử vong do biến chứng ở người tiểu đường. Chính vì vậy, phòng ngừa biến chứng tim mạch cũng quan trọng không kém so với việc kiểm soát đường huyết.

Điều may mắn là người tiểu đường có thể được hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch nếu áp dụng 3 "nguyên tắc vàng" sau đây.

Theo thống kê của Hội Tim mạch Hoa kỳ, ngay cả khi kiểm soát tốt đường huyết thì người bệnh tiểu đường type 2 vẫn có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao gấp 2 lần so với người không mắc bệnh. Điều này là do người bệnh tiểu đường hội tụ rất nhiều yếu tố là nguy cơ dẫn đến phát triển bệnh tim mạch, nhất là tình trạng tăng huyết áp, mỡ máu.

Vậy chỉ số huyết áp và mỡ máu ở người bệnh tiểu đường bao nhiêu là an toàn? Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo, người bệnh tiểu đường nên kiểm soát huyết áp và mỡ máu ở ngưỡng: huyết áp <130/80 mmHg, Cholesterol toàn phần ≤ 174 mg/dL, LDL-c (Cholesterol "xấu") ≤ 97 mg/dL, Triglyceride (chất béo trung tính) ≤ 133 mg/dL, HDL-c (Cholesterol "tốt") ≥ 39 mg/dL.

Dưới đây là một số cách hỗ trợ huyết áp và mỡ máu không bị rơi vào vùng nguy hiểm:

- Duy trì thói quen tập thể dục, điều này có thể giúp huyết áp tâm thu giảm trung bình từ 4 - 9 mmHg.

- Giảm cân để làm giảm cả Triglyceride và đường huyết. Thậm chí, nếu giảm được mỡ vòng eo thì tình trạng kháng Insulin cũng sẽ được cải thiện đáng kể. Kháng Insulin là nguyên nhân gây tiểu đường type 2 và kéo theo tăng huyết áp.

- Bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia vì đây là các tác nhân làm tăng nguy cơ xơ vữa mạch máu.

- Hạn chế lượng Natri (trong muối, mì chính) không quá 2.300 mg/ngày. Quá nhiều Natri sẽ làm cho các mạch máu co lại có thể gây tăng huyết áp.

QC: Bút tiêm hạ đường huyết Lantus Solostar 3ml

Nhiều người bệnh tiểu đường tập trung giảm đường huyết lúc đói mà vô tình bỏ qua một chỉ số vô cùng quan trọng, đó là đường huyết sau ăn. Nghiên cứu cho thấy, ở những người có mức đường huyết sau ăn >10 mmol/l, tần suất nhồi máu cơ tim cao hơn 40% so với những người có mức đường huyết sau ăn dưới 8 mmol/l.

Duy trì đường huyết ổn định sau ăn không hề khó, bạn chỉ cần thực hiện "3 đúng":

Ăn đúng giờ: Là cách để cơ thể tạo thói quen sản xuất hormone chuyển hóa đường (Insulin) theo đúng lịch trình ăn uống. Nhờ đó, quá trình chuyển hóa Glucose trong thực phẩm được diễn ra thuận lợi và không gây tăng đường huyết sau bữa ăn.

Ăn đúng thứ tự thực phẩm: Nên ăn rau và thức ăn trước, sau đó mới ăn đến tinh bột (cơm, bún,...)

Ăn đúng lượng thức ăn cơ thể cần: Nên chia nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày thay vì chỉ 3 bữa chính. Để biết lượng thức ăn trong mỗi bữa đã phù hợp hay chưa, bạn nên đo chỉ số đường huyết sau ăn 1-2 giờ.

Theo sát chế độ ăn để ổn định đường huyết đã khó, làm sao để vừa kiểm soát tốt bệnh tiểu đường vừa phòng biến chứng tim mạch lại càng khó hơn. Chìa khóa nằm ở cách bạn lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là nhóm chất béo và chất bột đường (Carbohydrate).

Chất béo: Nhiều người cho rằng chất béo là thủ phạm gây bệnh tim mạch nên kiêng hoàn toàn chất béo. Trên thực tế, bạn chỉ cần hạn chế chất béo có hại (trong các thực phẩm chế biến sẵn như bánh kẹo, đồ ăn nhanh…) và chọn chất béo có lợi MUFA (trong dầu ô liu, dầu cải, lạc,…) và PUFA ( trong các loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá trích, cá hồi…).

Chất béo có lợi MUFA và PUFA hỗ trợ giảm Cholesterol máu, phòng ngừa xơ vữa động mạch, hỗ trợ tim mạch…

Chất bột đường (Carbohydrate): Nên hạn chế Carbohydrate tinh chế như bún, miến, phở,... vì có chỉ số GI cao (Glycemic Index - chỉ số thể hiện tốc độ làm tăng đường máu sau ăn). Khi ăn các thực phẩm này, bạn nên kết hợp với rau xanh, thịt, cá vì chúng có GI thấp hơn, giúp làm chậm quá trình tăng đường huyết.

 Vận động thường xuyên để kích hoạt sự chuyển hóa năng lượng cơ thể tốt hơn sẽ giúp cân bằng các chỉ số.

Nguồn: SKĐS 

Nhận xét